Tăng cường phòng chống bệnh tay - chân - miệng

Thứ ba - 04/06/2024 15:19
TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM NĂM 2024
 
          Tay - chân - miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng đường ruột gây ra, bệnh lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi - họng, dịch của các bọng nước khi vỡ hoặc qua đường phân -miệng, qua thức ăn, nước uống bị nhiễm virus.
          Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, trong đó 2 phần 3 là trẻ em dưới 3 tuổi, tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus, hoặc trong quá trình chăm sóc người bệnh.
          Bệnh lây lan thành dịch do virus đường ruột gây nên và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như Viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm, xử trí kịp thời.
          Biểu hiện của bệnh: Bệnh có biểu hiện Sốt, sưng miệng, nổi ban có bọng nước. Bệnh thường bắt đầu Sốt nhẹ, kém ăn, mệt mỏi, sưng họng 1 - 2 ngày sau có những chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành vết loét. Các vết này thường nằm ở lưỡi, lợi và bên trong má. Các tổn thương trên da cũng xuất hiện sau 1 - 2 ngày, biểu hiện là các vết đỏ, có thể có bọng nước không ngứa và thường nằm ở lòng bàn tay, gan bàn chân. Bệnh có khả năng lây cao nhất trong tuần đầu của bệnh.
          Biện pháp phòng bệnh: Hiện nay, bệnh Tay - chân - miệng chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ và chủ yếu phòng bệnh qua công tác vệ sinh. Để chủ động phòng bệnh chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:
- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/sau khi đi VS…
- Vệ sinh ăn uống: thực hiện ăn chín, uống chín; sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không dùng chung khăn tay, vật dụng cá nhân như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý chất thải đúng quy định.
- Theo dõi phát hiện sớm: thường xuyên theo dõi sức khỏe phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
- Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Cần chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân để kịp thời phát hiện và đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác./.

 

Nguồn tin: dienphuc.dienchau.nghean.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây