PHÒNG CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT
- Thứ sáu - 08/09/2023 16:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hiện nay trên địa bàn huyện ta theo thông báo của trung tâm y tế huyện Diễn Châu đã ghi nhận 02 ca mắc Sốt xuất huyết nội địa tại xã Diễn Ngọc. Ngoài ra còn có 22 ca mắc Sốt xuất huyết ngoại lai từ vùng dịch về. Để phát hiện và ngăn chặn kịp thời bệnh Sốt xuất huyết không bị lây lan rộng ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân trong địa bàn huyện, mọi nhà, mọi người hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh Sốt xuất huyết và cách phát hiện bệnh sớm như sau:
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 04 typ và lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút Dengue sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh Sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm, nhưng cao điểm vào mùa mưa. Bệnh thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém;
Biểu hiện của bệnh Sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột, người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. sốt liên tục kéo dài 02-07 ngày. Sau đó có các biểu hiện xuất huyết: Ở da (có các nốt xuất huyết rải rác thường ở mặt trước cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím; Ở niêm mạc (chảy máu mũi, lợi, đôi khi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài; Ở nội tạng: Xuất huyết tiêu hoá, phổi, xuất huyết não... là biểu hiện nặng;
Khi có các dấu hiệu trên thì cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời;
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết: Hiện nay Sốt xuất huyết Dengue chưa có vắn xin phòng bệnh. Để công tác phòng bệnh có hiệu quả cần phải:
- Diệt muỗi và diệt bọ gậy lăng quăng: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...); Thau rửa các dụng cụ chứa nước hàng tuần; Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa hàng ngày.
- Phòng chống muỗi đốt: Mặc quần áo dài; Ngủ phải mắc màn, tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi, phun hóa chất diệt muỗi, hương trừ muỗi, bình xịt diệt muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi; Cho người bị Sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác; chú ý: Muỗi vằn thường xuất hiện để đốt người vào thời điểm sáng sớm và chập tối.
- Tích cực phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương và ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Muốn phòng bệnh Sốt xuất huyết có hiệu quả trước hết mỗi người dân chúng ta phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh nói trên.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 04 typ và lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút Dengue sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh Sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm, nhưng cao điểm vào mùa mưa. Bệnh thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém;
Biểu hiện của bệnh Sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột, người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. sốt liên tục kéo dài 02-07 ngày. Sau đó có các biểu hiện xuất huyết: Ở da (có các nốt xuất huyết rải rác thường ở mặt trước cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím; Ở niêm mạc (chảy máu mũi, lợi, đôi khi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài; Ở nội tạng: Xuất huyết tiêu hoá, phổi, xuất huyết não... là biểu hiện nặng;
Khi có các dấu hiệu trên thì cần phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời;
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết: Hiện nay Sốt xuất huyết Dengue chưa có vắn xin phòng bệnh. Để công tác phòng bệnh có hiệu quả cần phải:
- Diệt muỗi và diệt bọ gậy lăng quăng: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...); Thau rửa các dụng cụ chứa nước hàng tuần; Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến; Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa hàng ngày.
- Phòng chống muỗi đốt: Mặc quần áo dài; Ngủ phải mắc màn, tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi, phun hóa chất diệt muỗi, hương trừ muỗi, bình xịt diệt muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi; Cho người bị Sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác; chú ý: Muỗi vằn thường xuất hiện để đốt người vào thời điểm sáng sớm và chập tối.
- Tích cực phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương và ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Muốn phòng bệnh Sốt xuất huyết có hiệu quả trước hết mỗi người dân chúng ta phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh nói trên.