KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
- Thứ hai - 11/11/2024 11:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dân tộc ta có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam là một dịp để xã hội tôn vinh những người đã và đang công tác trong ngành Giáo dục, những người vẫn miệt mài ngày đêm với sự nghiệp trồng người. Ngày 20/11 từ lâu đã trở thành ngày hội lớn được cả xã hội đặc biệt quan tâm. Với ý nghĩa cao quý bắt nguồn từ truyền thống tôn sư trọng đạo và những giá trị văn hoá ngàn đời của dân tộc ta. Toàn xã hội hướng về và dành cho các thầy giáo, cô giáo những tình cảm trân trọng quý mến và biết ơn, đó chính là món quà tinh thần vô giá cho tất cả thầy giáo, cô giáo chúng ta.
Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày 20/11 - ngày nhà giáo Việt Nam, trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng chung một cảm xúc trào dâng, một niềm xốn xang về kỉ niệm:
Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo là nghề cao quý nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Nhưng nở cho đời những đóa hoa thơm.
Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng người khai tâm, khai trí, truyền thụ kiến thức, giúp ta nên người phần lớn là công lao của thầy cô giáo. Công ơn của thầy cô lớn lao không kém công ơn sinh thành của cha mẹ, vì thế cha ông ta thường nhắc nhở:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Ca ngợi nghề dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó tạo ra con người sáng tạo".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”, Người còn khẳng định “Nhiệm vụ giáo dục rất vất vả nhưng thật vẻ vang, không có thầy cô giáo thì không có giáo dục”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người thầy giáo tốt phải là người không những giỏi về chuyên môn, còn phải thật thà, yêu nghề của mình, có yêu nghề của mình bao nhiêu thì mới yêu quý học sinh bấy nhiêu.
Ngành Giáo dục xã Diễn Phúc trải qua những năm tháng xây dựng và trưởng thành, các thế hệ nhà giáo không ngừng phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam, cùng với sự đổi mới của địa phương, sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp giáo dục cũng đang ngày càng phát triển vững chắc. Các thế hệ thầy cô giáo đã phát huy được truyền thống vẻ vang của giáo giới nước nhà và không ngừng nỗ lực phấn đấu, cống hiến vì những thế hệ học trò. Bản thân các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp dạy dỗ bao thế hệ học trò, nhiều người trong số học trò đã và đang là những kỹ sư, bác sỹ, thầy giáo, thầy thuốc, những lãnh đạo cao cấp hoặc những công dân tốt của đất nước, quê hương. Sự lao động miệt mài của các thế hệ nhà giáo chúng ta hôm qua và hôm nay đã và đang góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của xã nhà có những bước tiến mới, góp phần làm cho quê hương ngày thêm giàu đẹp.
Hôm nay, nhân ngày 20/11 ngày mà cả nước hướng đến với lòng trân trọng và biết ơn các thầy cô giáo, những người đã vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc để truyền cho các thế hệ học sinh những kho tàng kiến thức làm hành trang bước vào cuộc đời, kính chúc các thầy cô giáo đã và đang làm nhiệm vụ cao quý dạy học cũng như các thầy cô giáo đã về hưu lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và ngày càng có nhiều cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp trồng người.
Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày 20/11 - ngày nhà giáo Việt Nam, trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng chung một cảm xúc trào dâng, một niềm xốn xang về kỉ niệm:
Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo là nghề cao quý nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Nhưng nở cho đời những đóa hoa thơm.
Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng người khai tâm, khai trí, truyền thụ kiến thức, giúp ta nên người phần lớn là công lao của thầy cô giáo. Công ơn của thầy cô lớn lao không kém công ơn sinh thành của cha mẹ, vì thế cha ông ta thường nhắc nhở:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Ca ngợi nghề dạy học. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó tạo ra con người sáng tạo".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”, Người còn khẳng định “Nhiệm vụ giáo dục rất vất vả nhưng thật vẻ vang, không có thầy cô giáo thì không có giáo dục”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người thầy giáo tốt phải là người không những giỏi về chuyên môn, còn phải thật thà, yêu nghề của mình, có yêu nghề của mình bao nhiêu thì mới yêu quý học sinh bấy nhiêu.
Ngành Giáo dục xã Diễn Phúc trải qua những năm tháng xây dựng và trưởng thành, các thế hệ nhà giáo không ngừng phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam, cùng với sự đổi mới của địa phương, sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp giáo dục cũng đang ngày càng phát triển vững chắc. Các thế hệ thầy cô giáo đã phát huy được truyền thống vẻ vang của giáo giới nước nhà và không ngừng nỗ lực phấn đấu, cống hiến vì những thế hệ học trò. Bản thân các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp dạy dỗ bao thế hệ học trò, nhiều người trong số học trò đã và đang là những kỹ sư, bác sỹ, thầy giáo, thầy thuốc, những lãnh đạo cao cấp hoặc những công dân tốt của đất nước, quê hương. Sự lao động miệt mài của các thế hệ nhà giáo chúng ta hôm qua và hôm nay đã và đang góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của xã nhà có những bước tiến mới, góp phần làm cho quê hương ngày thêm giàu đẹp.
Hôm nay, nhân ngày 20/11 ngày mà cả nước hướng đến với lòng trân trọng và biết ơn các thầy cô giáo, những người đã vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công việc để truyền cho các thế hệ học sinh những kho tàng kiến thức làm hành trang bước vào cuộc đời, kính chúc các thầy cô giáo đã và đang làm nhiệm vụ cao quý dạy học cũng như các thầy cô giáo đã về hưu lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và ngày càng có nhiều cống hiến hơn nữa cho sự nghiệp trồng người.